GS. PAUL HO MANG “LỖ ĐEN VÀ VŨ TRỤ HỌC”  ĐẾN TRƯỜNG ĐH QUỐC TẾ

GS. PAUL HO MANG “LỖ ĐEN VÀ VŨ TRỤ HỌC” ĐẾN TRƯỜNG ĐH QUỐC TẾ

Chiều ngày 22/02/2023 vừa qua, Live casino đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “Chụp ảnh và nghiên cứu lỗ đen, vũ trụ học” với phần trình bày hấp dẫn từ Giáo sư Paul T.P. Ho – Tổng Giám đốc Đài quan sát Đông Á (một trong 8 Đài quan sát tham gia chụp được bức ảnh đầu tiên về lỗ đen vũ trụ). Buổi nói chuyện nhận được sự hỗ trợ phiên dịch của PGS.TS. Phan Bảo Ngọc – Trưởng Bộ môn Vật lý, Trường ĐHQT (ĐHQG – HCM).

Buổi nói chuyện đã thu hút gần 170 bạn học sinh THPT và hơn 50 khán thính giả là sinh viên của trường ĐHQT và các trường trong khối ĐHQG-HCM có quan tâm đến đề tài Vũ trụ học.

4 năm trước, trong chuyến công tác đến Thành phố Hồ Chí Minh, GS. Paul Ho đã có cơ hội chia sẻ với những người yêu quý Thiên văn học tại trường ĐHQT tấm hình chụp lỗ đen M87. Trở lại đây sau 4 năm, GS gặp gỡ và có buổi nói chuyện cùng các bạn học sinh THPT trên địa bàn TP.HCM và các bạn SV trường ĐHQT, cũng như các sinh viên trong khối ĐHQG-HCM về hành trình ghi lại những bức ảnh chụp lỗ đen và tiềm năng của các đài thiên văn khu vực châu Á, đặc biệt là Việt Nam, trong lĩnh vực này.

PGS.TS. Trần Tiến Khoa – Hiệu trưởng trường ĐHQT – thay mặt Ban Tổ chức gửi tặng lẵng hoa tươi thắm đến GS. Paul Ho.

Cụ thể, về quá trình chụp bức ảnh lỗ đen, GS chia sẻ, bên cạnh đội ngũ nhân lực với hơn 200 nhà nghiên cứu, nhiều trạm thiên văn trên khắp các châu lục đã phải mất hàng chục năm để phát triển các công nghệ và thiết bị để phục vụ cho công trình nói trên. Trong quá trình này, nhiều nghiên cứu về các vật liệu mới cũng như các phát triển trong lĩnh vực Dữ liệu lớn (Big Data) đã mang lại nhiều đổi mới trong xã hội. Đây cũng là một trong số những nội dung đào tạo trọng tâm tại ngành Kỹ thuật Không gian thuộc Bộ môn Vật lý – Trường ĐHQT (ĐHQG-HCM).

PGS.TS. Phan Bảo Ngọc – Trưởng Bộ môn Vật lý đồng thời là dịch giả chính cho buổi Hội thảo ngày hôm qua – đã cùng GS. Paul Ho cung cấp những thông tin khoa học bổ ích về ảnh chụp lỗ đen và nghiên cứu vũ trụ.

Bên cạnh đó, GS Paul Ho cũng đề cập đến tầm quan trọng của các đài quan sát ở châu Á trong việc nghiên cứu và chụp ảnh lỗ đen. Hơn nữa, ông nhấn mạnh những thế mạnh mà Việt Nam đang sở hữu để trở thành một đài quan sát quan trọng của khu vực. Cụ thể, ông chỉ ra tiềm năng kinh tế của Việt Nam rằng trong những năm gần đây, nước ta đạt mức tăng trưởng GDP hằng năm hơn 70%, bất chấp những khó khăn trong thời điểm đỉnh dịch COVID-19.

Tiếp đó, ông dành nhiều thời gian giải đáp các thắc mắc đến từ các bạn học sinh THPT cũng như sinh viên của trường. Buổi trao đổi diễn ra trong không khí sôi nổi từ những câu hỏi đầy thú vị từ các bạn khán giả và những giải đáp nhiệt tình từ GS.

“Buổi nói chuyện với rất nhiều thông tin thú vị đã thắp lên trong các em học sinh sinh viên niềm đam mê về thiên văn học, vũ trụ học, cũng như giúp các em hiểu được vai trò quan trọng của khoa học cơ bản trong sự phát triển vượt bậc của các công nghệ tiến bộ trên hành trình khám phá và chinh phục Vũ trụ” – Bạn Vũ Anh Minh, lớp 12LH trường THPT Nguyễn Hữu Huân – chia sẻ sau 2 tiếng tham gia chương trình.

Lắng nghe các thông tin từ buổi hội thảo, nhiều khán giả đã đặt các câu hỏi thú vị cho GS. Paul Ho.

Cuối cùng, GS. Paul Ho bày tỏ mong muốn được hợp tác cùng Việt Nam nói chung, và Trường ĐHQT (ĐHQG-HCM) nói riêng trong việc xây dựng và phát triển đài thiên văn tại Việt Nam, phục vụ nghiên cứu lĩnh vực Thiên văn học. Ông nhấn mạnh: “Tôi luôn tin tưởng vào tiềm năng của thế hệ tương lai trong việc phát triển những nghiên cứu trong lĩnh vực Thiên văn học. Các bạn cần có niềm tin rằng thế giới rồi sẽ trở nên tốt đẹp hơn.”

GS. Paul Ho chụp ảnh lưu niệm với hơn 200 học sinh-sinh viên tham dự, đánh dấu một buổi Hội thảo thành công tốt đẹp.

Buổi nói chuyện nằm trong chuỗi hội thảo chuyên đề của trường ĐHQT với mục tiêu xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao, cập nhật kiến thức khoa học – kỹ thuật tiên tiến, và cung cấp những thông tin hữu ích cho nhiều đối tượng tham gia.